Làm IT nên đọc sách của nhà xuất bản nào?


nha-xuat-ban-sach-itCó lẽ dân làm IT thì không còn xa lạ với việc…đọcebook. Mình hay gặp 1 số bạn hay than phiền là đọcebook mỏi mắt và lại thường là tiếng Anh nên không hiểu do đó không đọc ebook được ^^! Nếu các bạn đang trên con đường phát triển CNTT mà bị tình trạng như thế thì cũng hơi lo ngại cho bạn, bởi lẽ nếu bạn không đọc được ebook thì bạn khó mà “đứng” trong ngành với tốc độ và kỹ thuật “khắc nghiệt” như ngành này.
- Bài viết này chẳng phải phê phán các bạn không chịu đọc ebook hay ý gì mà chỉ là lời khuyên cho những bạn nào hiện chưa coi ebook là 1 vũ khí đắc lực trong kho vũ khí kiếm tiền của mình. Bài viết này mình sẽ giới thiệu tới các bạn 7 nhà xuất bản sách nổi tiếngtrong lĩnh vực CNTT mà cụ thể là ngành phát triển web, để nếu không có thời gian thì cũng nên đọc những sách của nhà xuất bản này trước vì cách viết sách và trình bày rất dễ hiểu và đọc tiếp thu nhiều hơn. Sách của các nhà xuất bản này khá dễ để nhận diện, hầu như nhìn cái bìa sách là biết của nhà xuất bản nào liền.
- 7 nhà xuất bản sẽ đề cập tới trong bài viết này là: O’ReillyFor DummiesWrox,ApressPACKT PublishingManning và Addison Wesley.

1. O’Reilly

IT-book-publisher-example-oreilly
- Các sách của O’reilly khá dễ nhận diện. Thường với 2 tông màu chủ đạo là đen và trắng và 1 màu sắc khác như xanh, đỏ, cam…và mỗi cuốn sách thường có 1 hình minh họa. Sách của O’Reilly tương đối dễ đọc và thường không dài. Bố cục sách thì ok và cách dùng từ cũng đơn giản nên không gây khó khăn cho anh em ta nhiều khi đọc hiểu tiếng anh.

2.For Dummies

IT-book-publisher-example-for-dummies
- Sách của nhà xuất bản này rất dễ biết. Với tông màu chủ đạo là vàng và đen, ngoài bìa thì có hình 1 thằng đeo kính nhìn rất là..dummy. Sách thuộc nhà xuất bản này cũng dễ đọc, vì thể loại khá phong phú (hầu hết món nào cũng có: tin học, cuộc sống, kinh doanh….) và dàn trải nên các sách không chuyên sâu lắm. Tuy nhiên, bố cục rất dễ đọc, sử dụng tiếng anh đơn giản, thậm chí còn dễ hơn O’Reilly và cách tóm tắt cũng như hiển thị các ý chính khiến sách này rất dễ đón nhận.

3. Wrox Press

IT-book-publisher-example-wrox
- Sách của Wrox khá dễ nhận ra, đó là một màu đỏ nằm ở nữa dưới cuốn sách và tựa đề có màu vàng. Phần trên thì in hình trắng đen của các tác giả.
- Sách của Wrox thuộc dạng Intermediate nên nếu bạn nào ở trình độ căn bản đọc sẽ khá phức tạp. Tuy nhiên, những sách của NXB này tập trung chủ yếu vào mảng Programmer (Programmer to Programmer) nên nó hầu hết các đầu sách về các công nghệ mới. Cách dùng từ thuộc dạng hơi khó hiểu, tuy nhiên nếu đọc quen thì sách của wrox đọc rất có giá trị vì tính thực tiễn của nó.

4. Apress

IT-book-publisher-example-apress
-  Sách của Apress thì có 2 màu chủ đạo là đen và vàng nên cũng khá dễ nhận diện. Tiêu đề màu vàng trên nền đen kèm với 1 biểu tượng hoa văn bên góc trên bên phải của sách là 1 điểm độc đáo của bìa sách này.
- Mặc dù ra đời gần đây, nhưng các đầu sách của Apress cũng thuộc dạng nắm bắt kịp các công nghệ lập trình mới nên sách của Apress đọc cũng khá hay. Các sách của Apress thiên về Web Developer hơn các công nghệ khác. Nếu so về độ phức tạp thì dễ hơn của Wrox một chút và thường ít có sách nào có cấp độ Intermediate. Sách của Apress hầu hết là sách hay nên bạn cố gắng đừng bỏ qua cuốn nào nhé (đọc sách liên quan đến ngành mình thôi nha, nếu rảnh rỗi đọc hết thì quá tài ^^). Lối hành văn cũng không phức tạp lắm nên sách cũng dễ hiểu.

5. PACKT Publishing

IT-book-publisher-example-packt
- Sách của PACKT Publishing hao hao với sách của apress, bìa sách sử dụng 2 màu đen và cam làm chủ đạo và tựa đề là màu trắng trên nền đen. Nữa trên của cuốn sách thường là 1 hình gì đó mô tả về cuộc sống, tự nhiên…
- Về cách trình bày và sử dụng từ thì có thể nói nó cũng ngang tầm với Apress, sách trình bày khá tốt và số đầu sách cũng khá nhiều chủ đề trong IT, không như Apress thường tập trung vào đối tượng Web Developer.

6.Manning

IT-book-publisher-example-manning-in-action
- Sách của Manning rất dễ nhận diện đó là trên bìa sách sẽ có 1 dải màu chạy bên trái và có hình vẽ minh họa 1 nhân vật lịch sử nào đó. Kèm với dòng chữ “in action” trong tiêu đề là điểm nhận dạng của sách này.
- Sách của Manning viết cũng thuộc dạng khó và sách chủ yếu tập trung cho đối tượng Programmer nên đọc khá là khó hiểu. Tuy nhiên các sách của Manning viết khá hay về độ sâu và có nhiều kiến thức mới cũng như những đầu sách lạ. Đọc dạng sách này tiếng anh lên cũng khá .

7. Addison Wesley

IT-book-publisher-example-addison-wesley
- Sách của Addison Wesley thường không có một đặc điểm nhận dạng chung ngoài cái logo là 3 hình tam giác. Sách của Addison thiên về Programming, Network system nên các sách cũng khó đọc và cách dùng từ cũng thuộc dạng “xương”.
- Tuy nhiên, sách của Addison Wesley được mình liệt vào dạng sách quý hiếm vì hầu hết sách của NXB này đều là sách chuyên sâu và hay, đồng thời với các kiến thức mở rộng khá phong phú. Sách của NXB này thường khá dày, độ khoảng > 600 trang / cuốn.

Trên đây đã giới thiệu với các bạn 7 nhà xuất bản sách phục vụ cho dân IT mà nếu đã làm IT thì chắc hẳn đã từng 1 lần đọc sách của họ. Ngoài các nhà xuất bản này ra, còn rất nhiều nhà xuất bản mà có những sách rất hay, tuy nhiên những sách đó thuộc dạng hàn lâm nên cũng hơi bị khó đọc. Mặc dù nói như vậy, nhưng nếu đã thích đọc thì sách của của ai cũng đọc tuốt, cái gì cũng đọc, đâu nhất thiết là đọc sách IT đúng không Winking smile ????
Hãy tập thói quen đọc sách mỗi ngày!
Read more

Cấu trúc và ý nghĩa của số IMEI


Số IMEI luôn gồm 15 chữ số theo dạng: NNXXXX-YY-ZZZZZZ-A. Trong đó, sáu chữ số đầu (NNXXXX) của IMEI được gọi là TAC (Type Allocation Code), hai chữ số tiếp theo (YY) được gọi là FAC (Final Assembly Code), sáu chữ số kế tiếp (ZZZZZZ) là số sêri của máy, chữ số cuối cùng (A) là số dùng để kiểm tra.
Chi tiết hơn:
- NN: Hai chữ số đầu của IMEI được gọi là Reporting Body Identifier, dùng để nhận dạng tổ chức nào đã cung cấp số IMEI cho nhà sản xuất ĐTDĐ (thông thường, số IMEI được bắt đầu bằng số 35 hoặc 44, đây là số do tổ chức BABT cấp – www.babt.com).
- XXXX: Bốn chữ số kế tiếp được gọi là Mobile Equipment Type Identifier, dùng để nhận dạng chủng loại (model) ĐTDĐ.
- YY: Hai chữ số này được gọi là FAC (Final Assembly Code), dùng để xác định xuất xứ của sản phẩm (đã được sản xuất hoặc lắp ráp ở quốc gia nào). Cần lưu ý rằng một nhà máy có thể có từ hai mã số FAC trở lên để tránh trường hợp số IMEI bị trùng lặp khi số lượng sản phẩm vượt quá con số một triệu, bởi số xêri ZZZZZZ chỉ bao gồm sáu chữ số).
- ZZZZZZ: Số xêri của sản phẩm.
- A: Số dùng để kiểm tra. Số này được tính dựa vào 14 chữ số đã nêu theo một thuật toán cho trước. Có thể căn cứ vào số này để biết số IMEI có hợp lệ hay không.
Nhìn chung, dựa vào số IMEI, ta có thể xác định được model của sản phẩm, xuất xứ. Tuy nhiên không có quy tắc chung trong việc đánh số model và xuất xứ, đánh số thế nào phụ thuộc vào nhà sản xuất. Bảng bên dưới là thông tin về một số xuất xứ đối với các loại máy nhãn hiệu Nokia:
- 06: France
- 18: Singapore
- 67: USA
- 07, 08, 20: Germany
- 19, 40, 41, 44: UK
- 71: Malaysia
- 10, 70, 91: Finland
- 30: Korea
- 80, 81: China
(Ví dụ: Nếu số IMEI của máy Nokia là 350880-10-195032-8 thì có nghĩa là ĐTDĐ đó được sản xuất tại Phần Lan. Nếu IMEI là 350893-30-952659-2 thì máy ĐTDĐ được sản xuất tại Hàn Quốc).
Cách xem số IMEI
Có nhiều cách để xem số IMEI: xem trực tiếp trên vỏ máy và thông qua phần mềm của máy. Muốn xem trực tiếp trên vỏ máy, phải tắt nguồn, tháo pin để xem số IMEI ghi trên mặt sau của thân máy. Muốn xem số IMEI thông qua phần mềm, ta bấm *#06#. Cách này có thể dùng cho tất cả các loại máy. Một số loại (như Siemens), nhà sản xuất cho phép xem số IMEI thông qua menu của máy. Một số loại khác (như Nokia, SonyEricsson,…) cho phép xem số IMEI thông qua các menu dịch vụ (service menu), bằng cách bấm vào các mã số bí mật (đối với máy Nokia ta phải bấm *#92702689# để xem số IMEI gốc của máy).
Một số thủ thuật
- Các mạng di động ở nước ngoài thường có một thiết bị gọi là EIR (Equipment Identify Register – đăng ký nhận dạng thiết bị). EIR cho phép kiểm soát và có thể khống chế các ĐTDĐ với số IMEI nằm trong một danh sách cho trước (gọi là danh sách đen – blacklist). Điều này rất hữu ích nếu bạn bị mất máy, bạn chỉ cần thông báo với nhà cung cấp dịch vụ mạng và ĐTDĐ bị mất sẽ không thể sử dụng trong mạng đó nữa. Ở Việt Nam chưa có thiết bị EIR nên chưa có cách nào khống chế các máy bị mất cắp hoặc các máy không hợp pháp. Thế nhưng, nếu chẳng may bị mất máy, bạn cũng có thể nhờ nhà cung cấp dịch vụ di động truy tìm người đang sử dụng máy của bạn (dù bạn không nhớ số IMEI của máy bị mất). Phương thức truy tìm này dựa trên nguyên tắc: Khi thuê bao di động thực hiện bất kỳ cuộc gọi nào, tổng đài sẽ ghi lại số IMEI, số thuê bao, số thuê bao người được gọi, ngày giờ thực hiện cuộc gọi dưới dạng các bản ghi cước. Việc truy tìm có thể theo trình tự sau: Xem lại các bản ghi cước trước ngày mất máy để truy từ số thuê bao di động của bạn ra số IMEI. Sau đó xem các bản ghi cước sau ngày mất máy để truy từ số IMEI ra số thuê bao đang sử dụng máy. Nếu thuê bao này không có thông tin rõ ràng (chẳng hạn như thuê bao trả trước) thì có thể xem tiếp các số điện thoại khác có liên quan để từ đó truy ra người đang sử dụng máy của bạn.
- Đa số các loại máy đều có thể thay đổi được số IMEI bằng cách kết nối ĐTDĐ với máy tính và dùng các chương trình chuyên dụng. Máy Nokia đời DCT4 hiện nay được xem là chưa thể thay đổi được số IMEI.

 Kiểm tra EMEI cho loại máy Nokia  + Kiểm tra IMEI: *#06#
+ Kiểm tra phiên bản phần mềm và ngày tháng sản xuất: *#0000#
+ Kiểm tra thông tin bảo hành: *#92702689#
1 IMEI
2 Made MM/YY (manufacture date)
3 date of purchase (this can be edited, but once it is set, it cannot be altered anymore).
4 Repaired (date of repair, in case it has been repaired)
5 Transfer user data

Kiểm tra EMEI cho loại máy Samsung
+ Kiểm tra IMEI: *#06#
+ Kiểm tra phiên bản phần mềm: *#9999#
+ Chỉnh độ phân giải màn hình: *#0523#
+ Thử chế độ rung: *#9998*842#
+ Kiểm tra thông số hoạt động của pin: *#9998*228#
(Chú ý: Một số mã số không hoạt động với phần mềm đã được Việt hoá)
Kiểm tra EMEI cho loại máy Siemens
+ Kiểm tra IMEI: *#06#
+ Kiểm tra phiên bản phần mềm: Bỏ simcard và bấm *#06# rồi giữ phím dài phía trên bên trái.
+ Chuyển Menu về tiếng Anh: *#0001# và bấm SEND

Kiểm tra EMEI cho loại máy Sony-ericsson
+ Kiểm tra IMEI: *#06#
+ Kiểm tra phiên bản phần mềm: > *
+ Chơi game ẩn ở T68:
To play:
- Snake:
1st Start the game Erix
2nd On the presentation screen press the following keys: “123″, “#3#2″ or “123456789*0#12″ depending upon the software version.
3rd Press “yes”to start the game.
Use the joystick to play.
- Block Game:
1st Start the game Q.
2nd On the presentation screen press the following keys: “134679*h5″.
3rd Press “yes” to start the game.
Use the joystick to play.
- Card Game:
1st Start the game Ripple.
2nd On the presentation screen press the following keys: “456654456″.
3rd Press”yes” to start the game.
Use the joystick to play.
These tricks do not work on every terminal software version.
+ Chơi game ẩn ở T39:
- To play Snake one must:
1st Start the game Erix
2nd On the presentation screen press the following keys: “123″, “#3#2″ or “123456789*0#12″ depending upon the software version.
3rd Press”yes” to start the game.
To play use the following keys: 2,4,6 e 8.
Read more

Một số cách kiểm tra điện thoại di động


Máy Nokia

- Mã xem phiên bản phần mềm: *#0000#.

- Mã để khởi động lại máy: *3370#.

- Mã để kiểm tra thông tin máy (bao gồm số IMEI, ngày sản xuất điện thoại, ngày sửa chữa cuối cùng): *#92702689# (bạn phải tắt và bật lại máy để quay trở lại chế độ ban đầu).

- Mã khôi phục lại cài đặt mặc định của nhà sản xuất: *#7780#.

- Để xem được số thuê bao nào được lưu ở vị trí xxx trong simcard, nhấn xxx# (xxx có giá trị từ 1 đến 250 đối với các simcard lưu được 250 số điện thoại).

- Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật (wallet) được bảo vệ bằng mật khẩu (wallet code). Nếu quên wallet code, bạn vẫn có thể xóa toàn bộ dữ liệu lưu trữ thông qua phím: *#7370925538#.

Máy Samsung

- Mã kiểm tra IMEI: *#06#

- Mã kiểm tra phiên bản phần mềm: *#9999#.

- Mã thử chế độ rung: *#9998*842#.

- Mã kiểm tra thông số hoạt động của pin: *#9998 *228#.

- Mã chuyển Menu về tiếng Anh: *#0001# và bấm SE ND.


Máy Sony

- Mã kiểm tra IMEI: *#06#

- Để kiểm tra phiên bản phần mềm, hãy bỏ simcard rồi bấm: *#7353273#.

Máy Motorola

- Mã kiểm tra IMEI: *#06#

Máy Ericsson

- Mã kiểm tra IMEI: *#06#

- Mã kiểm tra phiên bản phần mềm: >*

Khi máy bị khóa và yêu cầu nhập mã bảo vệ.

Trong trường hợp này, nếu nhớ chính xác user code của mình thì nhập vào, máy sẽ hoạt động. Nếu không thay đổi user code thì bạn hãy thử nhập các số user code mặc định thường gặp.

- Nokia: 12345


- Motorola: 1234

- Samsung: 1111
Có một số thao tác kỹ thuật mà chúng ta không thể nhìn thấy được trên điện thoại theo các thao tác thông thường, mà chúng ta phải có các mã số do người viết phần mềm cài đặt để dành cho các kỹ thuật viên sửa chữa có thể biết được các thông số kỹ thuật của máy điện thoại.
Tuy nhiên những mã số này không phải quá khó để thực hiện, với bài viết này tôi hy vọng các bạn có thể khám phá được nhiều điều từ chiếc điện thoại của mình.
*3370#
Với mã số này, bạn có thể kích hoạt điện thoại chuyển sang chế độ EFR (Enhanced Full Rate codec). Ở chế độ này, chất lượng đàm thoại sẽ tốt hơn rất nhiều, tuy nhiên thời gian của pin sử dụng để đàm thoại của máy sẽ giảm đi từ 5-10%. Sau khi bấm mã số này xong, bạn cần khởi động lại máy để chế độ này có hiệu lực. Nếu bạn không muốn dùng chức năng này hãy bấm *efr0# (*3370#) để trở lại bình thường.
*4720#
Với mã số này, các bạn sẽ kích hoạt chế độ HRC (Half Rate Codec), với chế độ này thì chất lượng âm thanh của cuộc gọi sẽ kém hơn bình thường nhưng bù lại thì thời gian sử dụng của pin sẽ tăng lên khoảng 30%. Sau khi bấm mã số này và nút gọi, bạn phải khởi động lại máy để chế độ được kích hoạt. Và nếu bạn không muốn dùng chức năng này nữa, hãy bấm #hrc0# (#4720#) để trở về như bình thường.
*#92702689#
Ðây là mã số giúp bạn khi mua máy có thể kiểm tra được số sêri của sản phẩm (PSN). Với số sêri này bạn có thể vào trang web của Nokia để kiểm tra ngày xuất xưởng, nơi sản xuất. Với những máy đã bị thay bo mạch thì mã số này sau khi bấm sẽ không hiện được số sêri tránh cho bạn bị mua nhầm máy điện thoại. Sau khi nhấn mã số này bạn tắt máy và khởi động máy lại.
*#7780#
Mã số này giúp bạn có thể khôi phục lại các cài đặt mặc định của nhà sản xuất khi máy được xuất xưởng. Khi nhấn mã này, bạn phải nhập vào mật mã máy của bạn, thường mật mã mặc định của máy Nokia là : 12345. Nếu bạn xài các máy có sử dụng hệ điều hành Symbian như máy 6600, 7650, 3650, v.v... bạn có thể đánh mã *#7370# để định dạng lại toàn bộ máy của bạn về trạng thái ban đầu, kể cả danh bạ điện thoại cũng sẽ được xoá toàn bộ.
*#7370925538#
Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật (wallet). Các thông tin đó được bảo vệ bằng mật khẩu riêng (wallet code). Với mã số này sẽ giúp bạn xoá toàn bộ các thông tin bí mật trên mà không cần phải biết wallet code. Tuy nhiên bạn cần phải nhập mật mã của máy để đồng ý xoá.
*#67705646#
Với mã số này có thể cho phép bạn xóa biểu tượng của nhà cung cấp dịch vụ như MobiFone hay Vinaphone trên các máy màn hình Nokia. Lưu ý là chức năng này chỉ làm làm việc đối với các loại máy Nokia đen trắng.
*#7220#
Ðây là mã số giúp bạn kích hoạt chế độ PCCCH, khi kích hoạt chế độ này thì màn hình sẽ hiển thị ¡°PCCCH support enabled¡±, sau đó máy sẽ tự động khởi động lại. Với chế độ này, bạn sẽ rút ngắn được thời gian truy cập GPRS. Tuy nhiên để thực hiện đươc chức năng này thì nhà cung cấp dịch vụ của bạn phải hỗ trợ chế độ PCCCH. Ðể trở về như bình thường bạn có thể nhấn *#pcd0# (*#7230#).
xxx#
Với mã số này bạn có thể xem được số thuê bao nào được lưu ở vị trí xxx trong simcard (xxx có giá trị từ 1 đến 250 đối với các simcard lưu được 250 số điện thoại
Read more