Đôi nét về thể loại nhạc đồng quê (country music)

countrymusic_1
Nếu được hỏi thứ nhạc nào đại diện cho tâm hồn mộc mạc, chân thật của con người. Thứ âm nhạc gắn liền với tuổi thơ với tiếng sao vi vu và tiếng violon réo rắt trên đồng cỏ. Hay tiếng đàn ghita bập bùng trong những đêm tĩnh lặng. Thì không gì khác, đó là nhạc Country- hay còn được gọi là nhạc đồng quê Mỹ.
1. Ra đời trong khói bụi, xăng dầu và những cánh đồng miền Viễn Tây:
Nhạc country là loại nhạc đặc trưng của người Mỹ, xuất hiện từ những năm 1920 ở miền Bắc nước Mỹ, có nguồn gốc từ nhạc folk, celtic, blues, gospel…
Đề tài của các ca khúc nhạc country thường là cuộc đời của các anh chàng cao bồi trên lưng ngựa (ngờ rằng bài hát của Lucky Luke cũng là nhạc country thứ thiệt), những người bị mất người yêu, nhà cửa (nói chung là những người khốn khổ hỉ)…
Những nhạc cụ thuận tiện cho việc lãng du dĩ nhiên sẽ được sử dụng để chơi nhạc country. Đó là âm thanh du dương của harmonica, tiếng bập bùng của guitar. Những bản country sau này còn sử dụng nhiều nhạc cụ khác nhau khiến nhạc country phát triển ngày càng phong phú
Ba nghệ sĩ thiên tài được coi là khai sinh ra dòng nhạc country chính là Jimmy Rodgers, The Carter Family và Vernon Dalhart.
jimmy-rodgers        carter-family
vernon-dalhart
Vernon Dalhart được coi là người đầu tiên đem nhạc country đến với đông đảo khán giả qua một thành tựu mới vào những năm đó, máy hát đĩa. Ông cũng là nghệ sĩ country đầu tiên đạt được một triệu bản. Tuy nhiên, sau đó sự nghiệp của Dalhart ngày càng giảm sút và ông đã chết ở một khách sạn vào năm 1948 với tư cách là một thư ký bán thời gian.
Trước thành công của Dalhart, các hãng dĩa đưa các chuyên viên tìm kiếm tài năng mở rộng xuống miền Nam. Ralph Peer, một nhân viên của hãng dĩa Victor, đã đào trúng “mỏ vàng” khi phát hiện cả Jimmy Rodgers và The Carters. Vài ngày sau, những người này đã được thu đĩa nhạc đầu tiên của họ, một việc làm mà Johnny Cash đã đánh giá là sự kiện trọng đại nhất của nền âm nhạc Country.
Jimmy Rodgers đã phối hợp những giai điệu nhạc Blues, Yodels, Folk để hát về những kẻ nghiện rượu, những người công nhân làm việc khốn khổ và những kẻ rong chơi phiêu lãng. Trong khi đó The Carters hát về quê hương, thượng đế, những người mẹ, gia đình và niềm tin. Âm nhạc của họ có ảnh hưởng rất lớn với các nghệ sĩ country sau này
Những năm 1930 là thời kỳ huy hoàng của các chàng cao bồi thích ca hát.
Bob Wills đã sưu tập những âm thanh của violon, trống và tiếng guitar khuếch đại và phổ nhạc cho chúng. Điều đó đã giúp Wills trở thành ông vua cua vũ điệu miền Tây.
Trong khi đó, Gene Autry với chú ngựa chiến Champion, hai cây súng lục và những giai điệu phóng khoáng, ngôn từ và cách hoà âm cao vút thể hiện cuộc sống tự do và không gian khoáng đạt, là chàng lãng du qua những thước phim và chương trình radio Melody Ranch, đã trở thành ca sĩ nhạc cao bồi số 1 một thời của Mỹ.
Ở vùng đất Arkansas lại xuất hiện nghệ sĩ nữ đầu tiên thành công rực rỡ với nhạc country: Patsy Montana. Với bản hit I want to be a cowboy’s sweetheartđạt hơn một triệu bản, cô đã tạo ấn tượng là một cowgirl – nữ cao bồi biết hát và là người phụ nữ hát nhạc country thành công nhất thời kỳ này.
2. Bước phát triển để khẳng định chỗ đứng
Các thập niên 1940 và 1950 chứng kiến sự ra đời và phát triển của nhiều dòng country quan trọng.
bill-monroeĐầu tiên, phải kể đến sự ra đời của dòng Bluegrass, một dòng nhạc với nhịp điệu dồn dập, hòa âm cao, tiếng đàn violon khó hiểu và tiếng đàn mandolin hối hả. Sau này, nhạc bluegrass còn pha trộn cả những âm thanh của cây đàn banjo. Công đầu phải kể đến Bill Monroe và ban nhạc The Blue Grass Boys, sau này đã được lấy làm đặt tên cho một thể loại nhạc.
benny-goodmanThời kỳ này còn ghi nhận sự ra đời của dòng nhạc Jazz-Swing và lối hát tự sự. Có thể kể tên vài nhân vật nổi bật: Benny Goodman, Glenn Miller.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, honky-tonk lại trở thành thể loại nhạc country chiếm ưu thế. Loại nhạc được chơi trong những hộp đêm rẻ tiền đã phản ánh cuộc sống khắc nghiệt, khó khăn lúc bấy giờ của giới công nhân cổ xanh. Những nghệ sĩ nổi tiếng của phong cách này, điển hình là Hank Williams, đã kết hợp những âm thanh mạnh mẽ của guitar dây thép và tiếng fiddle tạo nên loại nhạc có nhịp tự do và âm thanh huyên náo.
Nhạc rock and roll của The Beatles hay Elvis cũng có nguồn gốc từ nhạc country. Trước tình hình người da đen chỉ nghe nhạc R&B và người da trắng chỉ nghe nhạc country, các nhà sản xuất đã kết hợp R&B và country tạo thành một thể loại nhạc có tiết tấu nhanh, nhấn vào những ca từ có nhịp điệu, tạo thành thể loại rockabilly, tiền thân của nhạc rock and roll sau này. Bill Haley, Bill Flagg và cả Elvis Presley chính là đại diện tiêu biểu của dòng nhạc này.
ernest-tubbKhông thể không nhắc đến thành phố Nashville, nơi được mệnh danh là “Thành phố quê hương của nhạc đồng quê”. Vùng đất này đã là nơi ươm mầm và phát triển cho những nghệ sĩ country xuất sắc nhất thời kỳ này. Đài phát thanh Grand Ole Opry của Nashville, chuyên phát nhạc country vào tối thứ bảy hàng tuần chính là đài radio cổ nhất còn tồn tại ở Mỹ. Đây cũng là nơi anh tài country khắp nơi về hội tụ
Đầu tiên, phải kể đến Ernst Tubb, người hát rong ở Texas, nổi tiếng với bản hit Walking the floor over you vào năm 1941. Năm 1943, ông đã tới Nashville và giới thiệu tới thính giả của Grand Ole Opry những âm thanh guitar dây thép và guitar điện đặc trưng của mình.
jim-reevesMột ngôi sao khác của Nashville chính là Jim Reeves, một ca sĩ có chất giọng êm dịu rất hợp với những bản pop ballad, nhưng con đường ông chọn chính là nhạc country. Xuất thân là phát thanh viên của chương trình Tối thứ bảy ở Hayride, trong một buổi tối năm 1952, khi ca sĩ chính Hank Williams trễ hẹn, ông đã được mời hát thế. Nay sau buổi diễn, hãng đĩa Abbott đã ký hợp đồng với ông, mở ra một chương mới trong cuộc đời Jim. Từ đó, Jim liên tục có nhiều hit chinh phục cả thị trường Bắc Mỹ như Guiltyhay Welcome to my world. Đáng tiếc là ông đã qua đời năm 1964 trong một tai nạn máy bay, ngay giữa đỉnh cao sự nghiệp.
Roy-AcuffNhưng ngôi sao của đài Grand Ole Opry và cũng là nghệ sĩ country vĩ đại nhất những năm 1940 chính là Roy Acuff. Ông thường xuyên có những buổi trình diễn với lượng khán giả lớn hơn 15.000 người. Tương truyền rằng, Roy Acuff cùng với Babe Ruth và Roosevelt là ba người Mỹ nổi tiếng nhất trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II.
Ngoài ra, có thể kể tên những người đã tạo nên tên tuổi của Nashville như Kitty Wells, Webb Pierces, Little Jimmy Dickens, The Louvin Brothers,… cũng như những nghệ sĩ đến từ Canada như The Wilf Carter hay Hank Snow. Mỗi người đều có một phong cách riêng và đặc trưng của mình.
Kitty-WellsKitty Wells được mệnh danh là nữ hoàng nhạc country với hàng loạt các bài hit. Năm 1991, bà nhận giải Grammy thành tựu trọn đời nhưng tới năm 2001, huyền thoại âm nhạc này mới chính thức giã từ sự nghiệp bằng một buổi biểu diễn cuối cùng tại Nashville.
Webb Pierces là người thường hát chung với Kitty Wells vào những năm huy hoàng sự nghiệp của cả hai tại Nashville. Ông cũng được trao giải thành tựu trọn đời vào năm 2001, mười năm sau khi mất.
Louvin Brothers lại là một country band theo phong cách gospel ở Nashville. Một điều thú vị là album tưởng niệm anh em nhà Louvin Livin, Lovin, Losin: The Song of the Louvin Brothersđã đoạt giải Grammy cho album nhạc country xuất sắc nhất năm 2004.
Các nghệ sĩ đến từ Canada cũng đã đem một làn gió mới cho country lúc bấy giờ. Wilf Carter với những bản nhạc cowboy, Hank Snow với sự thay đổi từ tone nam cao xuống tone nam trung đã đem lại cho bài hit I’m Movin’ Onhơn nửa năm ngự trị vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng nhạc country.
Nashville đã trở thành một đế chế riêng với hàng loạt nghệ sĩ country đã đi vào lịch sử. Tới những năm 1960, tại Nashville chứ không đâu khác, nhạc country đã trở thành một nền công nghiệp trị giá hàng triệu đô la. Nơi đây đã trở thành trung tâm giải trí thứ hai của Mỹ sau Hollywood, và dù sau này lịch sử có đổi thay thế nào, trong tâm hồn của mỗi người nghệ sỹ country đều có niềm thôi thúc: Cowboy, take me to Nashville.
3. Nhạc country hái ra tiền
Johnny_CashNhững năm 60, nhạc country bước những bước đi để trở thành nền công nghiệp trị giá hàng triệu đô la. Rockabilly- Một thể loại lai ghép của Rock’n'roll đã trở thành xu hướng chính của giai đoạn này. Và cái tên đã trở thành huyền thoại là Johny Cash, với cây đàn ghita vắt chéo vai, giai điệu mộc mạc, giọng nam trầm của ca khúc “I Walk the Line“. đã đưa ông trở thành nghệ sĩ Country có thu nhập cao nhất mọi thời đại, bên cạnh những tai tiếng mà ta có thể thấy qua bộ phim cùng tên về cuộc đời John (đã đoạt giải Oscar).
Dolly-PartonGiai đoạn 70-80 đựơc coi là một trong những năm tháng đầy biến động của nhạc Country. Sự hòa trộn của những âm thanh của người da đen, cách phối âm mạnh mẽ, phá vỡ mọi qui tắc chuẩn mực. Tất cả đã làm nên “sự nổi loạn của dòng nhạc này”. Và hơn cả mọi mong đợi, sự ra đời của một nhánh phụ, nhánh quan trọng nhất mà hiện nay vẫn làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng: Country-pop. Bắt nguồn từ soft-rock, giai điệu dễ nghe của pop, một diện mạo màu sắc và bình dân hơn nó đã vượt qua ranh giới của quê hương Nashville, trở thành một nề văn hóa được cả thế giới công nhận và yêu thích. Nghệ sĩ được coi là biểu tượng của thời gian này là Dolly Parton. Hit #3 US Here You Come Again và Lucille #5 U.S. pop singles charts. Một thành công mang tính thị trường khiến những nghệ rock hay pop hào nhoáng nhất cũng phải ngưỡng mộ. Những nghệ mới nổi như Crystal Gayle, Ronnie Milsap hay Barbara Mandrell cũng thành công trong việc tấn công các Chart thị trường của mình.
Năm 1989, Clint Black nhạc sĩ ca sĩ ngườii Mỹ được coi là nghệ sĩ mở màn cho thập niên 90 đầy vinh quang của nhạc country.
Shania_TwainGarth Brooks một trong những nghệ sĩ thành công nhất mọi thời đại, phá vỡ kỉ lục doanh số bán đĩa của thập kỉ với 128 bạch kim trên toàn thế giới và 113 chỉ riêng tại Mỹ. Một con số không thể tin được. Và không thể không kể đến Shania Twain, nữ hoàng nhạc Country đương đại, nghệ sĩ có album Country bán chạy nất mọi thời đại. Hàng loạt những ngôi sao trẻ mọc lên như nấm như Tim McGraw, LeeAnn Rimes, Kenny Chesney, Faith Hill, Reba McIntire và mau chóng thành công. Và tình tới thời điểm này, âm nhạc của họ vẫn rất ăn khách. Với hình ảnh sach sẽ, chỉn chu, rất gần với thị hiếu giới trẻ, âm nhạc không quá cầu kì. Thập kỉ 90 trở thành thập kỉ của nền công nghiệp country mới.
4. Những năm tháng đi xuống
bon-joviSau những thập kỉ liên tiếp gặt hái những thành công, thập kỉ 2000 được coi là giai đoạn nghèo nàn của nhạc đồng quê. Hầu như không có cơn sốt hay một thế hệ trẻ ầm ĩ nào. Những ngôi sao cũ vẫn làm ăn đều đều nhưng không có gì đột phá, giải thưởng và chuyên môn vẫn được tổ chức nhưng hầu như chỉ nghiêng theo thang đo doanh số của Billboard. Có lẽ nét đáng chú ý nhất của giai đọan này là sự lấn sân của các nghệ sĩ của thể loại khác sang country. Năm 2000, Richard Marx là nghệ sĩ mở đầu với album Days In Avalon với vài ca khúc country xem kẽ. Bon Jovi với hit Who Says You Can’t Go Home và album Lost Highway. Những rockstar khác cũng hát country như Don Henley hay Poison. Các nữ nghệ sĩ cũng mạnh dạn lấn sân sang Country như Jewel, Jessica Simpson, Michelle Branch… Những cuộc dạo chơi thú vị liệu có hứa hẹn sự bền vững?
CarrieUnderwoodNhững cái tên thực sự đại diện cho tài năng của nhạc đồng quê có thể kể đến như Dixie Chicks – Ba cô gái gây ấn tượng với vụ “bạo miệng” chỉ trích tổng thống Mỹ đến mức bị cấm hát. Carrie Underwood, niềm hy vọng của dòng nhạc, trưởng thành từ AI 2005, với chất giọng đẳng cấp, cách xử lí khiến các đàn chị cũng phải ngượng mộ, và một ngoaị hình mang dáng dấp của một hoa hậu. Tất cả đang nằm trong tay của Carrie, sự ngưỡng mộ của fan và cái nhìn thiện cảm của nhà chuyên môn, liệu Carrie có trở thành một Dolly Parton hat Shania Twain hay không, tất cả chỉ phụ thuộc tương lai mà thôi.
taylor-swiftMột cái tên gần như một hiên tượng trong hai năm trở lại đây. Đó là cô gái được tôn sùng là “công chúa nhạc Country” Taylor Swift. Cô theo đuổi dòng country pha thêm nhiều pop, dễ nghe và hợp thị hướng teen, mà người ta còn gọi là Bumble Gum. Cùng đó là những rắc rối đời tưnhư bị anh chàng Joe Jonas bỏ rơi và bị Kayne West chế giễu trong lúc nhận giải VMA 2009, càng làm Taylor trở thành chỗ dựa vững vàng của nền công nghiệp băng đĩa hiên nay!
5. Lời kết
Cũng như mọi dòng nhạc khác, nhạc Country luôn cần những nghệ sĩ tài năng, những con số cao ngất ngưởng của doanh số, những cây đa cây đề hay những mầm non. Đó là những gì ta mong đợi ở Carrie Underwood, Taylor Swift, Lady Antebellum hay Gloriana. Để ta thấy đựơc country không chỉ là một thể loại, mà là một thế giới thu nhỏ, với mọi cung bậc yêu ghét, những con người trẻ trung hay kì cựu. Một thể loại không chỉ của riêng nước Mỹ – một nước Mỹ giản dị, bình lặng mà còn là một nền văn hóa được cả thế giới ngưỡng mộ.
”Our song is the slamming screen doors,
Sneakin’ out late, tapping on your window
When we’re on the phone and you talk real low
’cause it’s late and your mama don’t know
Our song is the way you laugh
The first date “man, I didn’t kiss her, and I should have”
And when I got home … before I said amen
Asking God if he could play it again”
Mời các bạn cùng thưởng thức ca khúc “Need you now” của nhóm Lady Antebellum, nhóm nhạc vừa dành khá nhiều giải Grammy lần thứ 53 như Album nhạc đồng quê xuất sắc nhất, bài hát của năm, bản thu của năm, nhóm nhạc đồng quê xuất sắc nhất và bài hát nhạc đồng quê xuất sắn nhất.
Còn đây là nhân vật đang nổi lên gần đây, người vừa đoạt ngôi quán quân American Idol 2011 với phong cách nhạc đồng quê đặc trưng không lẫn vào đâu được, Scott MacCreery. Mời các bạn thưởng thức ca khúc “I Love You This Big” được trình bày trong đêm chung kết American Idol 2011.
Read more

Làm IT nên đọc sách của nhà xuất bản nào?


nha-xuat-ban-sach-itCó lẽ dân làm IT thì không còn xa lạ với việc…đọcebook. Mình hay gặp 1 số bạn hay than phiền là đọcebook mỏi mắt và lại thường là tiếng Anh nên không hiểu do đó không đọc ebook được ^^! Nếu các bạn đang trên con đường phát triển CNTT mà bị tình trạng như thế thì cũng hơi lo ngại cho bạn, bởi lẽ nếu bạn không đọc được ebook thì bạn khó mà “đứng” trong ngành với tốc độ và kỹ thuật “khắc nghiệt” như ngành này.
- Bài viết này chẳng phải phê phán các bạn không chịu đọc ebook hay ý gì mà chỉ là lời khuyên cho những bạn nào hiện chưa coi ebook là 1 vũ khí đắc lực trong kho vũ khí kiếm tiền của mình. Bài viết này mình sẽ giới thiệu tới các bạn 7 nhà xuất bản sách nổi tiếngtrong lĩnh vực CNTT mà cụ thể là ngành phát triển web, để nếu không có thời gian thì cũng nên đọc những sách của nhà xuất bản này trước vì cách viết sách và trình bày rất dễ hiểu và đọc tiếp thu nhiều hơn. Sách của các nhà xuất bản này khá dễ để nhận diện, hầu như nhìn cái bìa sách là biết của nhà xuất bản nào liền.
- 7 nhà xuất bản sẽ đề cập tới trong bài viết này là: O’ReillyFor DummiesWrox,ApressPACKT PublishingManning và Addison Wesley.

1. O’Reilly

IT-book-publisher-example-oreilly
- Các sách của O’reilly khá dễ nhận diện. Thường với 2 tông màu chủ đạo là đen và trắng và 1 màu sắc khác như xanh, đỏ, cam…và mỗi cuốn sách thường có 1 hình minh họa. Sách của O’Reilly tương đối dễ đọc và thường không dài. Bố cục sách thì ok và cách dùng từ cũng đơn giản nên không gây khó khăn cho anh em ta nhiều khi đọc hiểu tiếng anh.

2.For Dummies

IT-book-publisher-example-for-dummies
- Sách của nhà xuất bản này rất dễ biết. Với tông màu chủ đạo là vàng và đen, ngoài bìa thì có hình 1 thằng đeo kính nhìn rất là..dummy. Sách thuộc nhà xuất bản này cũng dễ đọc, vì thể loại khá phong phú (hầu hết món nào cũng có: tin học, cuộc sống, kinh doanh….) và dàn trải nên các sách không chuyên sâu lắm. Tuy nhiên, bố cục rất dễ đọc, sử dụng tiếng anh đơn giản, thậm chí còn dễ hơn O’Reilly và cách tóm tắt cũng như hiển thị các ý chính khiến sách này rất dễ đón nhận.

3. Wrox Press

IT-book-publisher-example-wrox
- Sách của Wrox khá dễ nhận ra, đó là một màu đỏ nằm ở nữa dưới cuốn sách và tựa đề có màu vàng. Phần trên thì in hình trắng đen của các tác giả.
- Sách của Wrox thuộc dạng Intermediate nên nếu bạn nào ở trình độ căn bản đọc sẽ khá phức tạp. Tuy nhiên, những sách của NXB này tập trung chủ yếu vào mảng Programmer (Programmer to Programmer) nên nó hầu hết các đầu sách về các công nghệ mới. Cách dùng từ thuộc dạng hơi khó hiểu, tuy nhiên nếu đọc quen thì sách của wrox đọc rất có giá trị vì tính thực tiễn của nó.

4. Apress

IT-book-publisher-example-apress
-  Sách của Apress thì có 2 màu chủ đạo là đen và vàng nên cũng khá dễ nhận diện. Tiêu đề màu vàng trên nền đen kèm với 1 biểu tượng hoa văn bên góc trên bên phải của sách là 1 điểm độc đáo của bìa sách này.
- Mặc dù ra đời gần đây, nhưng các đầu sách của Apress cũng thuộc dạng nắm bắt kịp các công nghệ lập trình mới nên sách của Apress đọc cũng khá hay. Các sách của Apress thiên về Web Developer hơn các công nghệ khác. Nếu so về độ phức tạp thì dễ hơn của Wrox một chút và thường ít có sách nào có cấp độ Intermediate. Sách của Apress hầu hết là sách hay nên bạn cố gắng đừng bỏ qua cuốn nào nhé (đọc sách liên quan đến ngành mình thôi nha, nếu rảnh rỗi đọc hết thì quá tài ^^). Lối hành văn cũng không phức tạp lắm nên sách cũng dễ hiểu.

5. PACKT Publishing

IT-book-publisher-example-packt
- Sách của PACKT Publishing hao hao với sách của apress, bìa sách sử dụng 2 màu đen và cam làm chủ đạo và tựa đề là màu trắng trên nền đen. Nữa trên của cuốn sách thường là 1 hình gì đó mô tả về cuộc sống, tự nhiên…
- Về cách trình bày và sử dụng từ thì có thể nói nó cũng ngang tầm với Apress, sách trình bày khá tốt và số đầu sách cũng khá nhiều chủ đề trong IT, không như Apress thường tập trung vào đối tượng Web Developer.

6.Manning

IT-book-publisher-example-manning-in-action
- Sách của Manning rất dễ nhận diện đó là trên bìa sách sẽ có 1 dải màu chạy bên trái và có hình vẽ minh họa 1 nhân vật lịch sử nào đó. Kèm với dòng chữ “in action” trong tiêu đề là điểm nhận dạng của sách này.
- Sách của Manning viết cũng thuộc dạng khó và sách chủ yếu tập trung cho đối tượng Programmer nên đọc khá là khó hiểu. Tuy nhiên các sách của Manning viết khá hay về độ sâu và có nhiều kiến thức mới cũng như những đầu sách lạ. Đọc dạng sách này tiếng anh lên cũng khá .

7. Addison Wesley

IT-book-publisher-example-addison-wesley
- Sách của Addison Wesley thường không có một đặc điểm nhận dạng chung ngoài cái logo là 3 hình tam giác. Sách của Addison thiên về Programming, Network system nên các sách cũng khó đọc và cách dùng từ cũng thuộc dạng “xương”.
- Tuy nhiên, sách của Addison Wesley được mình liệt vào dạng sách quý hiếm vì hầu hết sách của NXB này đều là sách chuyên sâu và hay, đồng thời với các kiến thức mở rộng khá phong phú. Sách của NXB này thường khá dày, độ khoảng > 600 trang / cuốn.

Trên đây đã giới thiệu với các bạn 7 nhà xuất bản sách phục vụ cho dân IT mà nếu đã làm IT thì chắc hẳn đã từng 1 lần đọc sách của họ. Ngoài các nhà xuất bản này ra, còn rất nhiều nhà xuất bản mà có những sách rất hay, tuy nhiên những sách đó thuộc dạng hàn lâm nên cũng hơi bị khó đọc. Mặc dù nói như vậy, nhưng nếu đã thích đọc thì sách của của ai cũng đọc tuốt, cái gì cũng đọc, đâu nhất thiết là đọc sách IT đúng không Winking smile ????
Hãy tập thói quen đọc sách mỗi ngày!
Read more