Có lẽ dân làm IT thì không còn xa lạ với việc…đọcebook. Mình hay gặp 1 số bạn hay than phiền là đọcebook mỏi mắt và lại thường là tiếng Anh nên không hiểu do đó không đọc ebook được ^^! Nếu các bạn đang trên con đường phát triển CNTT mà bị tình trạng như thế thì cũng hơi lo ngại cho bạn, bởi lẽ nếu bạn không đọc được ebook thì bạn khó mà “đứng” trong ngành với tốc độ và kỹ thuật “khắc nghiệt” như ngành này.
- Bài viết này chẳng phải phê phán các bạn không chịu đọc ebook hay ý gì mà chỉ là lời khuyên cho những bạn nào hiện chưa coi ebook là 1 vũ khí đắc lực trong kho vũ khí kiếm tiền của mình. Bài viết này mình sẽ giới thiệu tới các bạn 7 nhà xuất bản sách nổi tiếngtrong lĩnh vực CNTT mà cụ thể là ngành phát triển web, để nếu không có thời gian thì cũng nên đọc những sách của nhà xuất bản này trước vì cách viết sách và trình bày rất dễ hiểu và đọc tiếp thu nhiều hơn. Sách của các nhà xuất bản này khá dễ để nhận diện, hầu như nhìn cái bìa sách là biết của nhà xuất bản nào liền.
- 7 nhà xuất bản sẽ đề cập tới trong bài viết này là: O’Reilly, For Dummies, Wrox,Apress, PACKT Publishing, Manning và Addison Wesley.
1. O’Reilly
- Các sách của O’reilly khá dễ nhận diện. Thường với 2 tông màu chủ đạo là đen và trắng và 1 màu sắc khác như xanh, đỏ, cam…và mỗi cuốn sách thường có 1 hình minh họa. Sách của O’Reilly tương đối dễ đọc và thường không dài. Bố cục sách thì ok và cách dùng từ cũng đơn giản nên không gây khó khăn cho anh em ta nhiều khi đọc hiểu tiếng anh.
2.For Dummies
- Sách của nhà xuất bản này rất dễ biết. Với tông màu chủ đạo là vàng và đen, ngoài bìa thì có hình 1 thằng đeo kính nhìn rất là..dummy. Sách thuộc nhà xuất bản này cũng dễ đọc, vì thể loại khá phong phú (hầu hết món nào cũng có: tin học, cuộc sống, kinh doanh….) và dàn trải nên các sách không chuyên sâu lắm. Tuy nhiên, bố cục rất dễ đọc, sử dụng tiếng anh đơn giản, thậm chí còn dễ hơn O’Reilly và cách tóm tắt cũng như hiển thị các ý chính khiến sách này rất dễ đón nhận.
3. Wrox Press
- Sách của Wrox khá dễ nhận ra, đó là một màu đỏ nằm ở nữa dưới cuốn sách và tựa đề có màu vàng. Phần trên thì in hình trắng đen của các tác giả.
- Sách của Wrox thuộc dạng Intermediate nên nếu bạn nào ở trình độ căn bản đọc sẽ khá phức tạp. Tuy nhiên, những sách của NXB này tập trung chủ yếu vào mảng Programmer (Programmer to Programmer) nên nó hầu hết các đầu sách về các công nghệ mới. Cách dùng từ thuộc dạng hơi khó hiểu, tuy nhiên nếu đọc quen thì sách của wrox đọc rất có giá trị vì tính thực tiễn của nó.
4. Apress
- Sách của Apress thì có 2 màu chủ đạo là đen và vàng nên cũng khá dễ nhận diện. Tiêu đề màu vàng trên nền đen kèm với 1 biểu tượng hoa văn bên góc trên bên phải của sách là 1 điểm độc đáo của bìa sách này.
- Mặc dù ra đời gần đây, nhưng các đầu sách của Apress cũng thuộc dạng nắm bắt kịp các công nghệ lập trình mới nên sách của Apress đọc cũng khá hay. Các sách của Apress thiên về Web Developer hơn các công nghệ khác. Nếu so về độ phức tạp thì dễ hơn của Wrox một chút và thường ít có sách nào có cấp độ Intermediate. Sách của Apress hầu hết là sách hay nên bạn cố gắng đừng bỏ qua cuốn nào nhé (đọc sách liên quan đến ngành mình thôi nha, nếu rảnh rỗi đọc hết thì quá tài ^^). Lối hành văn cũng không phức tạp lắm nên sách cũng dễ hiểu.
5. PACKT Publishing
- Sách của PACKT Publishing hao hao với sách của apress, bìa sách sử dụng 2 màu đen và cam làm chủ đạo và tựa đề là màu trắng trên nền đen. Nữa trên của cuốn sách thường là 1 hình gì đó mô tả về cuộc sống, tự nhiên…
- Về cách trình bày và sử dụng từ thì có thể nói nó cũng ngang tầm với Apress, sách trình bày khá tốt và số đầu sách cũng khá nhiều chủ đề trong IT, không như Apress thường tập trung vào đối tượng Web Developer.
- Về cách trình bày và sử dụng từ thì có thể nói nó cũng ngang tầm với Apress, sách trình bày khá tốt và số đầu sách cũng khá nhiều chủ đề trong IT, không như Apress thường tập trung vào đối tượng Web Developer.
6.Manning
- Sách của Manning rất dễ nhận diện đó là trên bìa sách sẽ có 1 dải màu chạy bên trái và có hình vẽ minh họa 1 nhân vật lịch sử nào đó. Kèm với dòng chữ “in action” trong tiêu đề là điểm nhận dạng của sách này.
- Sách của Manning viết cũng thuộc dạng khó và sách chủ yếu tập trung cho đối tượng Programmer nên đọc khá là khó hiểu. Tuy nhiên các sách của Manning viết khá hay về độ sâu và có nhiều kiến thức mới cũng như những đầu sách lạ. Đọc dạng sách này tiếng anh lên cũng khá .
- Sách của Manning viết cũng thuộc dạng khó và sách chủ yếu tập trung cho đối tượng Programmer nên đọc khá là khó hiểu. Tuy nhiên các sách của Manning viết khá hay về độ sâu và có nhiều kiến thức mới cũng như những đầu sách lạ. Đọc dạng sách này tiếng anh lên cũng khá .
7. Addison Wesley
- Sách của Addison Wesley thường không có một đặc điểm nhận dạng chung ngoài cái logo là 3 hình tam giác. Sách của Addison thiên về Programming, Network system nên các sách cũng khó đọc và cách dùng từ cũng thuộc dạng “xương”.
- Tuy nhiên, sách của Addison Wesley được mình liệt vào dạng sách quý hiếm vì hầu hết sách của NXB này đều là sách chuyên sâu và hay, đồng thời với các kiến thức mở rộng khá phong phú. Sách của NXB này thường khá dày, độ khoảng > 600 trang / cuốn.
- Tuy nhiên, sách của Addison Wesley được mình liệt vào dạng sách quý hiếm vì hầu hết sách của NXB này đều là sách chuyên sâu và hay, đồng thời với các kiến thức mở rộng khá phong phú. Sách của NXB này thường khá dày, độ khoảng > 600 trang / cuốn.
Trên đây đã giới thiệu với các bạn 7 nhà xuất bản sách phục vụ cho dân IT mà nếu đã làm IT thì chắc hẳn đã từng 1 lần đọc sách của họ. Ngoài các nhà xuất bản này ra, còn rất nhiều nhà xuất bản mà có những sách rất hay, tuy nhiên những sách đó thuộc dạng hàn lâm nên cũng hơi bị khó đọc. Mặc dù nói như vậy, nhưng nếu đã thích đọc thì sách của của ai cũng đọc tuốt, cái gì cũng đọc, đâu nhất thiết là đọc sách IT đúng không ????
Hãy tập thói quen đọc sách mỗi ngày!